
Thang máy gia đình là thiết bị vận hành thường xuyên, ít khi được chú ý đến cho đến khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, giống như mọi hệ thống cơ điện khác, thang máy cũng cần được kiểm tra và chăm sóc định kỳ để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ. Việc chủ động lên lịch bảo trì giúp bạn phát hiện sớm các lỗi tiềm ẩn, tránh nguy cơ gián đoạn vận hành và đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
Thang máy Thiên Minh tin rằng, mỗi chủ nhà nên trang bị cho mình một cẩm nang bảo trì thang máy gia đình, không chỉ để hiếu thiết bị vận hàng ra sao, mà còn biết khi nào cần can thiệp kỹ thuật, khi nào cần thay thế linh kiện phù hợp. Hãy cùng Thang Máy Thiên Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:
1.Cẩm Nang Bảo Trì Thang Máy Gia Đình: Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Cảnh Báo Sự Cố
1.1 Thang máy chạy chậm, phát ra tiếng ồn lạ
Nếu bạn nhận thấy thang máy khởi động chậm hơn thường ngày hoặc xuất hiện tiếng kêu lạch cạch, rít nhẹ – rất có thể hệ thống cáp tải đang thiếu dầu bôi trơn, hoặc một vài chi tiết bên trong bị hao mòn. Đây là dấu hiệu rõ ràng cần kiểm tra kỹ thuật ngay.
1.2 Cabin rung lắc, cảm giác mất thăng bằng
Khi cabin có hiện tượng rung nhẹ, bị hẫng hay không đứng đúng vị trí tầng, bạn cần cảnh giác. Đây là lỗi thường liên quan đến ray dẫn hướng hoặc điều tốc gặp trục trặc.
1.3 Bảng điều khiển chập chờn, nút nhấn không ăn tín hiệu
Nếu bạn nhấn nút nhưng thang máy không phản hồi hoặc hiển thị sai tầng, khả năng cao bo mạch điều khiển đã bị lỗi, hoặc dây dẫn bị chập, đứt ngầm do côn trùng, độ ẩm cao trong giếng thang

1.4 Thang không dừng đúng tầng hoặc dùng lệch sàn
Một dấu hiệu khác cần chú ý là thang dừng lệch, không bằng sàn tầng. Điều này dễ gây trược chân, đặc biệt với người già hoặc trẻ em, và thường do cảm biến tầng hoặc bộ mã hóa trục trặc.
1.5 Cửa không đóng mở trơn tru
Cửa cabin bị kẹt, không đóng kín hoặc mở không dứt khoát là lỗi phổ biến. Nguyên nhân có thể là vật cản lạ cản trở khe cửa, hoặc mắt thần (cảm biến cửa) bị bụi bẩn, trục trặc do lâu ngày không vệ sinh.
2. Cẩm Nang Bảo Trì Thang Máy Gia Đình: Quy Trình Bảo Trì Cần Đảm Bảo Nhưng Gì?
Bảo trì không chỉ là kiểm tra sơ bộ, mà cần một quy trình rõ ràng, chuyên nghiệp. Dưới đây là những hạn mục tiêu chuẩn cần thực hiện định kỳ:
2.1 Vệ sinh và kiểm tra tổng thể
- Phòng máy: Kiểm tra khóa cửa, đèn, nhiệt độ và độ ẩm
- Động cơ- máy kéo: Bôi trơn, đo mức dầu, kiểm tra bộ thắng
- Tủ điện điều khiển: Test relay, khởi động từ, dây dẫn, giắc cắm
2.2 Kiểm tra cabin và cửa tầng
- Độ rung cabin: Tiếng ồn, quạt, đèn chiếu sáng
- Cửa cabin – cửa tầng: Kiểm tra cảm biến, Photocell, vệ sinh rãnh trượt
- Hệ thống bảng điều khiển: Kiểm tra nút bấm, đèn báo tầng, chuông báo

2.3 Hệ thống cứu hộ và liên lạc
- Bộ cứu hộ tự động: Kiểm tra tình trạng ắc quy, nguyên lý hoạt động
- Đèn sự cố, chuông báo: Kiểm tra khả năng phát tín hiệu khi mất điện
- Intercom – bộ liên lạc nội bộ: Đảm bảo không rẽ nhiễu
2.4 Các khu vực kỹ thuật khác
- Nóc cabin, hố thang, rail dẫn hướng: Vệ sinh kỹ, bôi trơn
- Swich an toàn, khóa cửa thoát hiểm, hộp giới hạn hành trình: Kiểm tra khả năng đóng/ ngắt chính xác
Thang máy Thiên Minh luôn khuyến nghị kiểm tra định kỳ mỗi 1-2 tháng/lần để đảm bảo thiết bị vận hành trơn tru và an toàn.
3. Cẩm Nang Bảo Trì Thang Máy Gia Đình: Những Yếu Tố Quyết Định Hiệu Qủa Bảo Trì
3.1 Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản
Việc bảo trì phải được thực hiện bởi những kỹ thuật chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của toàn bộ quy trình bảo trì.
3.2 Trang thiết bị bảo trì đầy đủ và hiện đại
Dụng cụ đo lường, máy kiểm tra mạch điện, bộ kiểm tra lỗi bo mạch được chuẩn hóa, giúp phát hiện lỗi chính xác và can thiệp đúng kỹ thuật.
3.3 Có quy trình và nhật ký bảo trì rõ ràng
Mỗi lần bảo trì cần được ghi chú cụ thể: ngày giờ, tình trạng thiết bị, chi tiết các hạng mục kiểm tra, thay thế nếu có. Điều này giúp bạn kiểm soát tình trạng thang máy qua thời gian.
4. Cẩm Nang Bảo Trì Thang Máy Gia Đình: Dự toán chi phí hợp lý
4.1 Chi phí bảo trì định kỳ
Thông thường, chi phí bảo trì định kỳ dao động từ 500.000- 600.000 VNĐ/ lần, tùy vào loại thang và số tầng sử dụng.
4.2 Chi phí sửa chữa và thay thế vật tư
- Với các lỗi nhỏ (như cảm biến, đèn cabin): Chi phí từ 300.000 VNĐ
- Các bộ phận lớn như motor, bo mạch, dây cáp: có thể giao động từ 2-7 triệu VNĐ
Thang máy Thiên Minh khuyến khích gia chủ, chủ động đặt lịch kiểm tra định kỳ để tránh các hỏng hóc lớn gây tốn kém không cần thiết
5. Thang Máy Thiên Minh- Địa Chỉ Bảo Trì Thang Máy Gia Đình Đáng Tin Cậy
Là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt thang máy uy tín tại Bình Định, Thang Máy Thiên Minh cam kết:
- Dịch vụ bảo trì tận tâm – có mặt nhanh chóng khi nhận yêu cầu
- Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản
- Giá thành minh bạch, không phát sinh chi phí ngoài báo giá
- Báo cáo rõ ràng, lưu hồ sơ kỹ thuật cho từng thang máy

Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ bảo trì định kỳ hoặc xử lý sự cố Thang Máy Thiên Minh- để chiếc thang máy trong gia đình luôn hoạt động bền bỉ, an toàn theo thời gian.
Việc sở hữu một cẩm nang bảo trì thang máy gia đình không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức sử dụng thiết bị an toàn, mà còn hỗ trợ bạn chủ động hơn trong việc quản lý thiết bị quan trọng trong nhà.
Hay để Thang máy Thiên Minh đồng hành cùng bạn trên hành trình duy trì vận hàng êm ái và an toàn hệ thống thang máy – vì sự an tâm của cả gia định bạn, mỗi ngày.